Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt
Một số ý kiến đã cho rằng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cốt lõi là minh bạch hóa thông tin. Vì nếu không minh bạch sẽ không có cơ sở dữ liệu chuẩn để “ lập trình” cho chặng đường tiếp theo. Xem ra, việc minh bạch nói dễ, nhưng làm thì... khó.
Xử lý dứt điểm nợ xấu được coi là một điểm nhấn quan trọng trong đề án tái cơ cấu DNNN. Đây được xem là phương pháp “chữa bệnh tận gốc” - tránh tình trạng nợ vòng quanh, chiếm dụng vốn lẫn nhau dễ gây nguy cơ đổ vỡ dây chuyền. Tuy nhiên, thách thức quả không nhỏ.
Đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN (DNNN) là một chủ trương lớn và có chiến lược dài hạn nhằm nâng cao năng lực về tài chính, năng lực quản trị, điều hành hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty (TCT) nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Đề án tái cơ cấu lại các tập đoàn, TCT nhà nước hiện đã được hoàn tất với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...Hiện đề án đang hoàn thiện khâu cuối cùng để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới đây.
Tái cấu trúc DNNN là một trong những nhiệm vụ chính của Chiến lược tái cấu trúc nền kinh tế, đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận. Để thực hiện thành công việc tái cấu trúc DNNN, một trong những đòi hỏi đặt ra cần phải giải quyết là xử lý dứt điểm các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc. Do vậy, trong việc thực hiện Đề án tái cấu trúc DNNN, vai trò của Công ty Mua bán nợ Việt Nam là rất quan trọng.
Kiểm soát tối đa nợ xấu song hành với mục tiêu tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khi nợ xấu đang là một ẩn số trên thị trường mua bán nợ thì một định chế tài chính như Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) tiếp cận như thế nào?
Tái cơ cấu, chuyển đổi DNNN đang là mục tiêu quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó, CPH được xem là cơ bản, then chốt nhất. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng CPH được, đối với những đơn vị nhà nghèo nợ nần chồng chất, âm vốn thì việc tái cơ cấu thông qua mua bán nợ gần như là lối thoát duy nhất. Nhưng để việc tái cơ cấu DN qua mua bán nợ thành công hơn nữa thì cần sửa đổi một số cơ chế.
Dù DATC đã có những bước đi quan trọng giúp nhiều DN đứng bên miệng vực phá sản hồi sinh, góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số rào cản xung quanh mô hình hoạt động của DATC khiến việc tái cơ cấu tài chính cho DN thua lỗ có những khó khăn nhất định.
Tính đến 31/12/2009, DATC đã thực hiện chuyển nợ thành vốn góp tại 26 doanh nghiệp gắn với hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp.